Hệ thống học trực tuyến. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 giờ trước (20:28)

1. Mở đầu: 

Tổng quan về vấn đề cần thảo luận: Thách thức bảo vệ môi trường

2. Nội dung chính: 

a. Khám phá ý nghĩa của khái niệm “môi trường”
- Môi trường không chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người (đất, nước, không khí, động, thực vật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật).

b. Tình trạng môi trường hiện nay
- Môi trường tự nhiên đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm nước, đất, không khí, và tiếng ồn từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Biến đổi môi trường gây ra sự thay đổi trong khí hậu, tạo ra hiệu ứng nhà kính.

c. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường
- Môi trường đóng vai trò quyết định đến sự sống và phát triển của con người.
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái và tạo ra những biến đổi thời tiết độc đáo.
- Tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế và sức khỏe con người

d. Phương pháp thực hiện bảo vệ môi trường
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và đồng thời đảm bảo bảo vệ.
- Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, cải thiện môi trường sống.
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

3. Tổng kết: 

Chấn chỉnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, rút ra bài học và động viên hành động

9 giờ trước (20:50)

Dàn ý chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta mẫu 2

1. Mở bài:

Mẫu: Khẳng định con người bắt nguồn từ thế giới tự nhiên và sống gắn bó, tác động đến thiên nhiên, môi trường. Con người không thể tách rời khỏi môi trường sống nhưng lại có những tác động tiêu cực đến môi trường. Nhất là khi dân số càng đông, xã hội càng phát triển thì môi trường lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Chúng ta muốn sự sống tồn tại lâu dài thì phải ý thức rằng: bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

2. Thân bài:

a. Giải thích: môi trường là gì: môi trường là những yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ở đây chúng ta đang nói đến môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: không khí, nước, đất đai, thảm động, thực vật..

b. Vai trò của môi trường sống đối với con người:

  • Con người sống được là nhờ vào khí oxy trong không khí và sử dụng những khí khác để phục vụ cho đời sống.
  • Đất đai là nơi chúng ta sinh sống, xây nhà, đi lại, trồng trọt, chăn nuôi, là người mẹ vĩ đại bao đời nuôi lớn con người.
  • Thảm động thực vật là thức ăn, là mái nhà che chắn con người, đặc biệt vai trò của rừng đối với đời sống: rừng cung cấp gỗ, dược liệu, động vật quý hiếm, là lá phổi lọc khí, rừng che chắn bão, giữ đất, làm mạch nước ngầm…
  • Nguồn nước: con người không thể sống thiếu nước, nước uống, nước sinh hoạt, tưới tiêu…

→ Tóm lại: nhân tố nào của môi trường đều gắn bó mật thiết và không thể thiếu đối với đời sống.c. Phản đề: Nêu thực trạng môi trường ngày càng bị phá hủy và tác hại của nó:

- Chứng minh không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

  • Nguyên nhân: khói bụi nhà máy, đốt rác thải sinh hoạt, khói bụi phương tiện giao thông, đốt rừng..
  • Tác hại: con người hít phải khí độc gây ngộ độc, dị ứng, bệnh ngoài da, lâu dần gây ung thư vòm họng…

- Chứng minh đất đai bị ô nhiễm:

  • Nguyên nhân: Mất rừng, đất bị xói mòn, đồi trọc, xử lý rác thải không hợp lí, chôn rác thải xuống đất, sử dụng phân thuốc độc hại trong trồng trọt..
  • Tác hại: Nông nghiệp khó khăn, cây cối khó sinh trưởng

- Chứng minh rừng và các loài động vật đang dần cạn kiệt

  • Nguyên nhân: con người thực dụng nghĩ đến lợi ích trước mắt phá rừng làm nương, khu công nghiệp, khai thác gỗ trái phép, bắt động vật quý hiếm…
  • Tác hại: Biến đổi khí hậu khu vực, gây thiên tai, bão lụt nguy hiểm, sinh vật khác mất nơi ở dần bị khai thác và tiệt chủng.

- Chứng minh nguồn nước bị ô nhiễm:

  • Nguyên nhân: nước thải các nhà máy chưa qua xử lý, nước thải sinh hoạt, chất hóa học…
  • Tác hại: cạn kiệt nguồn nước ngầm, nước ao hồ, nước biển bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm các loài động vật dưới nước chết…

d. Biện pháp bảo vệ môi trường trước nguy cơ bị xâm hại:

  • Về phía chính quyền địa phương: xử phạt nặng với hành vi xấu, tăng cường bảo vệ môi trường nhất là bảo vệ rừng
  • Về phía mỗi người: ý thức bảo vệ chung, trồng cây, lên án những hành vi xấu, tuyên truyền vai trò của môi trường sống…
  • Liên hệ đến việc làm bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường lớp của em

3. Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi các bạn có những hành động thiết thực ngay hôm nay.

Dàn ý chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người mẫu 3

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

Mẫu: Trong cuộc sống môi trường thiên nhiên đóng góp một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái và có tác động to lớn đến con người. Nhưng hiện nay thiên nhiên đang bị tàn phá rất nặng nề. Bàn về môi trường thiên nhiên có ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người". Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.



3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

4 tháng 11 2019

I/ Mở bài

  •  Dẫn dắt, giới thiệu về ngày khai giảng

Năm nay em đã là học sinh lớp sáu, đã trải qua năm lễ khai giảng ở trường tiểu học. Nhưng sao ngày khai giảng đầu tiên ở trường cấp hai lại lạ thế, một cảm giác khó có thể diễn tả bằng lời.

II/ Thân bài

a. Quang cảnh trước lễ khai giảng

  • Đó là một buổi sáng mùa thu đẹp trời, mây trắng lững lờ trôi, gió heo may thổi nhẹ.
  • Ngôi trường cấp hai của em hôm nay nhìn khác hẳn ngày thường. Băng rôn, khẩu hiệu “Chào mừng năm học mới” được treo lên trang trọng. Cờ hoa trong tay các bạn học sinh bay phấp phới.
  • Sân trường được xếp đầy bằng những hàng ghế đỏ ngay ngắn.
  • Các bạn học sinh và thầy cô giáo cũng có vẻ vui tươi, phấn khởi hơn ngày thường. Các anh chị lớn thì tíu tít chuyện trò, những học sinh cuối cấp thì đang tranh thủ chụp cho nhau bức ảnh kỉ niệm, còn những học sinh mới như em thì rụt rè bỡ ngỡ hơn.
  • Lớp em được chọn đi diễu hành nên bọn em đứng xếp hàng ngay ngắn đợi buổi lễ bắt đầu. Trong lòng em lúc này chợt bâng khuâng đến lạ.

b. Khung cảnh trong buổi lễ khai giảng

  • Tiếng trống báo hiệu buổi lễ khai giảng bắt đầu vang lên, các bạn học sinh lập tức đứng đúng vào vị trí lớp mình. Sân trường tràn ngập màu áo trắng ngay hàng thẳng lối trông thật thích mắt.
  • Sau lời giới thiệu với giọng nói truyền cảm của cô tổng phụ trách, chúng em- những học sinh mới đến bước vào sân trường cùng niềm hân hoan không thể nào tả xiết.
  • Cầm trên tay nhành hoa tươi thắm, chân bước đi theo nhịp nhạc của bài hát trường ca và bài “Mùa thu ngày khai trường”, em bất giác mỉm cười. Đây có phải là cảm giác của hạnh phúc?
  • Nghi lễ diễu hành kết thúc, thầy hiệu trưởng với mái tóc đã điểm bạc lên đọc thư của chủ tịch nước và đánh tiếng trống đầu tiên báo hiệu năm học mới bắt đầu. Ba hồi trống dứt khoát như là niềm náo nức, sự quyết tâm, nỗ lực mà thầy và trò toàn trường cần phải cố gắng trong năm học mới.
  • Liền ngay đó là bài diễn văn phát biểu cảm nghĩ của một chị học sinh lớp 9. Chị mặc áo dài thướt tha, giọng nói ngọt ngào đã truyền cho em biết bao cảm hứng về ngôi trường thân yêu này.
  • Kết thúc lễ khai giảng là những tiết mục văn nghệ thật đặc sắc. Nào là bài múa sen nghệ thuật, nào là bài nhảy hiện đại vô cùng sôi động...Lời ca tiếng hát của các thầy cô cũng được góp vào làm buổi lễ thêm ý nghĩa.

III/ Kết bài

  • Nêu cảm xúc của em về ngày khai giảng

Ngày khai giảng đầu tiên ở mái trường cấp hai đã cho em niềm tin và tình yêu về ngôi trường này. Kí ức về những ngày khai giảng không chỉ là hôm nay mà mãi mãi về sau, em sẽ không bao giờ quên.

~ti-ck nha~

4 tháng 11 2019

Ko phải là mình k sai đâu ,mình k đúng

2 tháng 11 2016

MB: việc mà em đã làm

Bình thường e là ng thế nào và khj làm đk công việc tốt em cảm thấy bản thân ra sao?

TB:

+ Việc tốt mà bạn đã làm

+ Thời gian, địa điểm

+ Khi bạn thấy sự việc đó xảy ra chỉ mình bạn hay tất cả mọi ng đều giúp

+ Có người chứng kiến ko?

+ Sau khj e làm xong thì e cảm thấy thế nào ( vui,........)

+ Sau khj hoàn thành công việc ấy, e có khoe hay chia sẻ với người thân?

KB: chốt lại các ý toàn bài.

 

2 tháng 11 2016

Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

- Có người khác chứng kiến hay không?

- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

- Em có vui khi làm công việc đó?

- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
 

4 tháng 11 2016

Đề 1:Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

 

26 tháng 11 2016

mơn bạn nhahihi

14 tháng 5 2023

   Bảo vệ môi trường là một hành động ý nghĩa,tốt đẹp.Nhờ hành động này mà các loài sinh vật có thể sống”thoải mái”.Kể ra ý nghĩa của bảo vệ môi trường thì vô số.

    Dưới sự tác động lớn của con người với thiên nhiên khiến cho môi trường càng ô nhiễm trầm trọng.Chính vì thế hành động bảo vệ môi trường là thứ sẽ cứu rỗi thiên nhiên khỏi sự ô nhiễm này.Những hành động như phân loại rác,tiết kiệm điện,...tuy chẳng là gì nhưng đây là liều thuốc bảo vệ môi trường.Nhờ bảo vệ môi trường,con người sống với một bầu không khí trong lành,hay đi qua những bãi cỏ xanh với những bông hoa vàng trong nắng thấy vì trước đây là bãi cỏ với sự héo tàn và những bông hoa là đủ thứ rác thải của con người.Bảo vệ môi trường còn giúp chúng ta có một cuộc sống bình yên với nguồn nước    trong,sạch hay một bầu khí hậu luôn ổn định hoặc còn thể hiện được tình yêu của con người với môi trường.

      Bảo vệ môi trường có nhiều ý nghĩa tốt đẹp ,tươi sáng....

1 tháng 10 2023

cảm ơn nha