Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) (P2) SVIP
2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884
a. Kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874)
- Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục dòm ngó miền Bắc và miền Trung, chuẩn bị từng bước thực hiện dã tâm xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- Cuối năm 1873, Pháp cử Ph. Gác-ni-ê dẫn quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội, mở đầu cho cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
- Nguyễn Tri Phương - Tổng đốc Hà Nội đã lãnh đạo quân đội kháng cự quyết liệt. Tuy nhiên, lực lượng chênh lệch khiến ông bị thương và bị bắt. Ông đã tuyệt thực để giữ vẹn khí tiết.
Hình 9. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873)
Câu hỏi:
@205471677752@
- Sau khi chiếm được Hà Nội, Pháp mở rộng tấn công nhiều tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ. Khắp nơi, quân dân ta nổi dậy kháng chiến, tiêu biểu như:
+ Cuộc chiến đấu tại cửa ô Thanh Hà (Hà Nội) do binh sĩ triều đình tổ chức.
+ Các đội nghĩa binh địa phương do cha con Nguyễn Mậu Kiến (ở Thái Bình), Phạm Văn Nghị (ở Nam Định) lãnh đạo cũng chiến đấu anh dũng.
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp tiến đánh Sơn Tây, đi qua khu vực Cầu Giấy. Tại đây, quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích tiêu diệt nhiều lính Pháp và giết chết Ph. Gác-ni-ê. => Chiến thắng gây chấn động, làm tinh thần quân Pháp hoang mang dao động, đồng thời khơi dậy niềm tin và lòng yêu nước của quân dân cả nước.
Hình 10. Kèn lệnh của quân Cờ Đen để thúc quân
- Năm 1874, triều đình Huế lại ký Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp, thừa nhận quyền cai trị của Pháp tại cả sáu tỉnh Nam Kì và chấp nhận thêm nhiều điều khoản bất lợi khác.
Câu hỏi:
@205472158472@
b. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1884)
- Vào tháng 4 - 1882, quân Pháp do H. Ri-ve-ơ chỉ huy đã tấn công Hà Nội, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.
- Chúng tiến hành khiêu khích, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu phải giao thành.
* Năm 1882:
- Ngày 3 - 4: Quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
- Quân ta anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết.
- Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh.
Hình 1. Quân Pháp đánh vào thành Hà Nội
Câu hỏi:
@205490124528@
* Năm 1883:
- Quân Pháp tiếp tục tấn công các tỉnh thành khác như Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều nơi khác.
- Quân triều đình hầu như tan rã, nhưng lực lượng kháng chiến của nhân dân vẫn kiên cường chiến đấu.
- Ngày 19 - 5: Một cánh quân Pháp do H. Ri-ve-ơ chỉ huy tấn công Cầu Giấy.
- Quân ta tổ chức phục kích và tiêu diệt H. Ri-ve-ơ cùng nhiều lính Pháp. => Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã tạo ra tiếng vang lớn và cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
- Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quân Pháp sẽ trả lại thành Hà Nội.
Hình 2. Trận Cầu Giấy (1883)
Câu hỏi:
@205490180143@
- Ngày 18 - 8: Quân Pháp tấn công Thuận An, cửa biển sát kinh thành Huế.
- Triều đình Huế hoảng hốt, cử người đến điều đình và ký Hiệp ước Hác-măng với Pháp, một hiệp ước đã được soạn sẵn.
* Năm 1884:
- Ngày 6 - 6: Pháp ký với triều đình Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
- Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh Bắc Kì, mặc dù triều đình đã đầu hàng.
- Nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng nhưng các tỉnh như Bình Thuận, Thanh, Nghệ, Tĩnh được chuyển sang Trung Kì. Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kì và Trung Kì.
Hình 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu hỏi:
@205490281387@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây