Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người SVIP
I. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
1. Khái niệm môi trường trong cơ thể
Các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất ở môi trường trong của cơ thể.
Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Môi trường trong của cơ thể
- Mối liên hệ giữa các thành phần ở môi trường trong của cơ thể:
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo thành nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết được vận chuyển trong mạch bạch huyết rồi đổ về tĩnh mạch, hòa vào máu.
Cân bằng môi trường trong của cơ thể là quá trình giữ cho yếu tố vật lí và hóa học bên trong cơ thể luôn ổn định nhờ vào các cơ chế điều hòa khác nhau.
Câu hỏi:
@205592214907@
2. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể
Cân bằng môi trường trong giúp duy trì hoạt động bình thường của các tế bào và cơ quan trong cơ thể.
- Điều hòa glucose:
+ Khi glucose tăng → insulin được tiết ra để biến đổi glucose thành glycogen.
+ Khi glucose giảm → glucagon được tiết ra để biến đổi glycogen dự trữ thành glucose.
+ Khi nồng độ glucose trong máu luôn cao hơn mức bình thường (3,9 - 5,6 mmol/L) sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
- Điều hòa áp suất thẩm thấu:
+ Khi nồng độ muối giảm → thận tăng cường hấp thụ muối.
+ Khi nồng độ muối vượt ngưỡng → cơ thể tăng nhu cầu uống nước để thải muối ra ngoài qua nước tiểu.
- Điều hòa pH nội môi:
+ Hệ đệm, phổi và thận cùng tham gia duy trì sự ổn định của pH nội môi.
- Điều hòa lượng urea
+ Urea là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong thức ăn.
+ Cơ chế điều hòa urea: Cân bằng giữa việc tổng hợp urea ở gan và loại bỏ urea ở thận.
- Điều hòa lượng uric acid:
+ Uric acid là sản phẩm của quá trình phân hủy purin trong tế bào và được thận thải ra ngoài để duy trì sự ổn định.
+ Khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin (hải sản, nội tạng động vật) → cơ thể sản sinh nhiều uric acid → thận phải tăng cường hoạt động để đào thải.
+ Khi nồng độ uric acid trong máu tăng cao có thể dẫn tới bệnh Gout.
Bệnh Gout
Câu hỏi:
@205592111631@
II. HỆ BÀI TIẾT
1. Chức năng của hệ bài tiết
Chức năng của hệ bài tiết: Lọc và thải chất độc hại và chất dư thừa (được tạo ra do quá trình trao đổi chất) ra môi trường ngoài → duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Hệ bài tiết
Câu hỏi:
@200851593294@
2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu bao gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo.
Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Ống dẫn nước tiểu: Dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
- Bóng đái: Chứa và tích trữ nước tiểu.
- Ống đái: Dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
- Thận:
+ Gồm hai quả, có chức năng lọc máu và tạo nước tiểu.
+ Mỗi quả thận được cấu tạo bởi 1 triệu đơn vị chức năng (gồm ống thận và cầu thận).
+ Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc, được bao bọc bởi nang cầu thận.
Cấu trúc một đơn vị thận
3. Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu
Một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu: Viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,...
➤ Nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu
- Viêm đường tiết niệu (đường dẫn nước tiểu):
+ Triệu chứng: Khi đi tiểu có cảm giác nhói hoặc đau buốt.
+ Nguyên nhân: Đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn.
- Sỏi thận:
Sỏi thận
+ Triệu chứng: Đau lưng, tiểu ra máu, bí tiểu.
+ Nguyên nhân: Yếu tố di truyền, chế độ ăn mất cân bằng (quá nhiều muối và đạm), không uống đủ nước.
Câu hỏi:
@201242296455@
- Viêm cầu thận:
Viêm cầu thận
+ Triệu chứng: Mặt và chân bị phù, tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm, tiểu ra máu, sốt nhẹ.
+ Nguyên nhân: Nhiễm liên cầu khuẩn, sử dụng thuốc sai cách, tăng huyết áp không kiểm soát,...
- Suy thận:
5 giai đoạn suy thận mạn tính
+ Triệu chứng: Tức ngực, phát ban, nôn mửa, hôn mê, mệt mỏi, phù nề, mất ngủ.
+ Nguyên nhân: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sử dụng thuốc sai cách, viêm cầu thận, sỏi thận, suy gan,...
➤ Phòng chống bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu
4. Một số thành tựu trong chữa bệnh liên quan đến thận
Khi cả hai quả thận bị mất chức năng và không thể phục hồi, người bệnh chỉ có thể duy trì sự sống nhờ ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.
➤ Ghép thận
Ghép thận là phương pháp ghép vào cơ thể người bệnh một quả thận khỏe mạnh.
Ghép thận
- Vị trí ghép thận: Vùng hố chậu bên phải/trái.
- Yêu cầu khi ghép thận: Thận của người cho phải phù hợp với người nhận (thường là người có cùng huyết thống).
➤ Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp loại bỏ chất thải, chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh nhờ hệ thống lọc máu nhân tạo (máy chạy thận).
Chạy thận nhân tạo
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây