Hệ thống học trực tuyến. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,

Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.

À mà mấy bài này trên mạng có nhiều lắm mà bn^^'

mik nè

1 núi thái sơn bài vẫn chx giải quyết xong🤣🤣🤣

4 tháng 5

may mà mình thi xong cuối kì 2 rồi nên nghỉ hay ko nghỉ cũng ko sao😁😁😁

3 tháng 5

Giải thích câu tục ngữ "Đường dài mới biết ngựa hay":

1. Nghĩa đen

  • Trên một chặng đường dài, con ngựa khỏe sẽ bền bỉ, vượt qua thử thách để về đích, trong khi ngựa yếu sẽ dần đuối sức.
  • Qua quãng đường ấy, người ta mới phát hiện được bản chất thật sự của con ngựa (tốt/xấu, khỏe/yếu).

2. Nghĩa bóng

Câu tục ngữ này ẩn dụ về con người và cuộc sống, với hàm ý:

  • Phẩm chất, năng lực thật sự của một người chỉ bộc lộ qua thời gian dài và thử thách.
    • Ví dụ: Một người tự nhận giỏi nhưng chỉ khi cùng làm việc lâu dài, ta mới thấy họ có thực tâm, kiên trì hay không.
  • Không nên vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài hay thành tích nhất thời.
    • Ví dụ: Bạn học giỏi nhưng thiếu đạo đức, qua thời gian sẽ bị mọi người nhận ra.
  • Cần kiên nhẫn để nhìn nhận sự việc một cách toàn diện.

3. Bài học ứng dụng

  • Với bản thân:
    • Đừng nản lòng nếu bị đánh giá thấp, hãy chứng minh năng lực bằng hành động bền bỉ.
    • Rèn luyện tính kiên trì, vì thành công thực sự cần thời gian.
  • Với người khác:
    • Tránh phán xét vội vàng, hãy quan sát và cho họ cơ hội thể hiện.
    • Chọn bạn bè, đối tác bằng cách xem xét hành động lâu dài, không chỉ lời nói.

4. Liên hệ thực tế

  • Trong tình bạn: Có những người ban đầu rất thân nhưng khi khó khăn mới bỏ rơi ta → "Đường dài" giúp nhận ra ai là bạn thật.
  • Trong công việc: Nhân viên làm việc cẩn thận, chăm chỉ lâu dài thường được trọng dụng hơn người chỉ giỏi "phô trương".

Kết luận: Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống chậm lại, suy xét kỹ lưỡng và tin rằng thời gian sẽ là thước đo chân lý chính xác nhất. Đây cũng là lời khuyên về sự khiêm tốn, bền bỉ trong hành trình phát triển bản thân.



3 tháng 5

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Bởi lẽ, từ khi chúng ta còn thơ bé đã thấm nhuần những câu chuyện cổ của bà của mẹ. Trong số đó, cô Tấm diu hiền trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn là hình mẫu lí tưởng để chúng ta ao ước.

Trong truyện, cô Tấm là từ một cô gái mồ côi mà trở thành hoàng hậu. Từ nhỏ đã mất mẹ, cha lại lấy vợ rồi mất sớm, Tấm sống chung với mẹ ghẻ và con của mụ là Cám. Cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Vậy mà cô Tấm chăm chỉ chưa bao giờ than vãn. Nhưng ngay khi chăm chỉ làm việc, cô Tấm cũng bị cướp mất thành quả lao động của mình là chiếc yếm đỏ. Nghe lời mụ dì ghẻ, ai bắt được nhiều tôm tép hơn thì sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Đó quả là niềm ao ước với cô gái vẫn ngày ngày đầu tắt mặt tối làm việc. Tấm chăm chỉ mò cua bắt tép, do đã quen mà chỉ một lúc đã đày giỏ.

Còn Cám chỉ mải chơi, dạo hết ruộng nọ đến ruộng kia. Tấm vì thật thà, cả tin mà bị Cám lừa gạt lấy mất giỏ tép, cướp luôn yếm đỏ. Tủi thân, Tấm bưng mặt khóc. Sự buồn tủi của cô gái nhỏ đã được bụt giúp đỡ. Khi bụt lên đã trao cho Tấm một người bạn tinh thần vô cùng quý giá. Đó chính là con cá bống. Với một cô gái luôn buồn khổ và cô đơn, bị đối xử tệ bạc như Tấm, cá bống quả là một người bạn vô giá. Hằng ngày, để nuôi sống người bạn đó, Tấm chia phần thức ăn ít ỏi của mình cho Bống, tâm sự với Bống. Tưởng chừng cuộc sống của Tấm dù thiệt thòi nhưng sẽ được yên ổn. Vậy mà, mụ dì ghẻ và Cám lại ghen ghét, ăn thịt mất cá bống. Tấm tủi thân cũng chỉ biết khóc. Bụt liền bày cách chôn xương bống cho Tấm. Tấm răm rắp nghe thôi mà không hay biết rằng những hành động vô tư, chân thành của mình sẽ đem lại những điều bất ngờ sau này.

Cuộc sống của Tấm sẽ chẳng thay đổi nếu như không có yến hội do nhà vua tổ chức. Như bao cô gái khác, Tấm cũng ao ước được đi xem hội. Vậy mà mẹ con Cám nỡ nhẫn tâm cướp mất niềm vui tinh thần đó, hành hạ Tấm bằng cách trộn thóc với gạo và bắt Tấm nhặt, nhặt xong mới được đi chơi. Điều này quả thật là quá sức với cô gái. Tấm lại bưng mặt khóc nức nở. Lúc này Bụt hiện lên và giúp Tấm. Sự chân thành, chăm chỉ thật thà của Tấm đã khiến cô được sự giúp đỡ, được đi chơi hội. Đến chỗ lội, Tấm vì vội vàng mà đánh rơi chiếc giày. Và như một phần thưởng cho cô gái hiền lành, nết na, nhà vua nhặt được chiếc giày và quyết tâm lấy chủ nhân của chiếc giày làm vợ. Cô Tấm từ một cô gái nghèo khổ đã trở thành hoàng hậu trong sự hằn học của mẹ con Cám.

Nếu dừng lại ở đây thì Tấm Cám sẽ rất giống với mô típ lọ lem của các nước trên thế giới. Nhưng phần sau của “Tấm Cám” mới là sự sáng tạo tài tình của nhân dân ta. Hạnh phúc không phải dễ dàng có được, không phải chỉ do Bụt, do may mắn mà có mà con người phải tự đấu tranh để giành lấy. Tấm trở thành vợ vua nhưng vẫn hiếu thảo như xưa. Nàng về quê giỗ cha những không ngờ mẹ con Cám đã giăng bẫy sẵn nhằm giết hại Tấm. Chặt cau khiến Tấm ngã xuống ao chết, cái ác là mẹ con Cám đã đi đến tận cùng. Nếu khi xưa, chúng cướp đi vật chất, tinh thần của cô Tấm thì bây giờ nhẫn tâm cướp đi cả tính mạng của người khác.

Cũng từ đây, Cô Tấm hóa kiếp nhiều lần để đòi lại hạnh phúc của mình. Hóa thành chim vàng xanh quấn quýt bên vua, hóa thành cây xoan đào che bóng mát cho người chồng yêu quý, rồi hóa thành khung cửi để chửi rủa Cám. Mỗi lần, cô Tấm càng mạnh mẽ nhẫn nại bao nhiêu thì mẹ con Cám lại càng nhẫn tâm, tàn ác quyết giết hại Tấm bấy nhiêu. Cuối cùng, cô Tấm náu mình trong quả thị ở cùng với bà hàng nước. Rồi như một sự sắp đặt của ý trời và duyên phận. Nhà vua tìm thấy Tấm khi ghé qua quán nước của bà cụ tốt bụng. Tấm trở cung tìm lại hạnh phúc của mình.

Đáng nói nhất chính là phần kết truyện có nhiều dị bản. Trong đó Tấm dội nước sôi Cám hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng bị ông trời trừng phạt. Xoay quanh mỗi cái kết có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta xưa vẫn mong cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và cái ác phải bị trừng trị. “Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
3 tháng 5

Bài văn phân tích nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du:

Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc, đã khắc họa thành công biết bao hình tượng nhân vật sống động trong kiệt tác "Truyện Kiều". Trong số đó, Thúy Kiều nổi lên như một biểu tượng cho vẻ đẹp tài hoa, phẩm hạnh cao quý nhưng cũng đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Phân tích nhân vật Thúy Kiều không chỉ giúp ta hiểu sâu sắc hơn về số phận cá nhân nàng mà còn cảm nhận được tiếng nói nhân đạo đầy xót thương của tác giả.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả bằng những bút pháp ước lệ tài tình: "Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn". Nàng không chỉ sở hữu nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" mà còn có tài cầm, kỳ, thi, họa "pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm". Sự hoàn hảo đến tuyệt đối ấy dường như đã báo trước một số phận đầy sóng gió, bởi "hồng nhan bạc phận" là quy luật nghiệt ngã của xã hội đương thời.

Không chỉ đẹp và tài năng, Thúy Kiều còn là một người con hiếu thảo, một người chị trách nhiệm và một người tình chung thủy. Khi gia đình gặp biến cố, nàng đã không ngần ngại bán mình chuộc cha, một hành động cao đẹp thể hiện tấm lòng hiếu thảo và đức hy sinh cao cả. Tình yêu của Kiều và Kim Trọng là một mối tình trong sáng, thề non hẹn biển, nhưng cũng đầy trắc trở bởi lễ giáo phong kiến. Dù trải qua bao nhiêu đau khổ và tủi nhục, Kiều vẫn luôn giữ trong tim hình bóng của mối tình đầu, cho thấy nàng là người trọng tình nghĩa.

Tuy nhiên, cuộc đời của Thúy Kiều lại là chuỗi những bi kịch đau đớn. Từ việc bị Mã Giám Sinh lừa gạt, rơi vào lầu xanh ô nhục, đến những năm tháng sống trong cảnh "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", Kiều phải chịu đựng sự chà đạp về nhân phẩm và thể xác. Mỗi bước ngoặt trong cuộc đời nàng đều là một nấc thang dẫn đến vực sâu của khổ đau. Dù vậy, trong tận cùng của tuyệt vọng, Kiều vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, một tâm hồn trong sáng và khát khao được sống lương thiện.

Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc nỗi đau khổ và sự giằng xé trong tâm hồn Thúy Kiều. Chúng ta cảm nhận được sự tủi nhục, ê chề khi nàng phải sống trong cảnh nhơ nhuốc, sự cô đơn, tuyệt vọng khi không tìm thấy lối thoát. Đồng thời, ta cũng thấy được sức sống tiềm ẩn, khát vọng hướng thiện và niềm tin vào công lý trong trái tim người con gái tài hoa bạc mệnh.

Nhân vật Thúy Kiều không chỉ là một cá nhân chịu đựng bất hạnh mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Qua cuộc đời nàng, Nguyễn Du đã lên án mạnh mẽ những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người đau khổ.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
3 tháng 5

- Đam mê của mình là ca hát.

- Để thực hiện ước mơ đó mình đã: Tham gia các hoạt động ca hát; rèn luyện kỹ năng đó; biểu diễn và chia sẻ tới mọi người xung quanh; tìm hiểu thêm về âm nhạc

- Và mình sẽ: Tiếp tục học hỏi và phát triển; tìm kiếm cơ hội biểu diễn; kết nối với cộng đòng âm nhạc.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
3 tháng 5

Người Mẹ - Tình Yêu Vĩ Đại và Sự Hy Sinh Thầm Lặng

Trong cuộc đời mỗi người, hình ảnh người mẹ luôn là biểu tượng thiêng liêng, là điểm tựa vững chắc và là nguồn suối yêu thương vô bờ bến. Với riêng tôi, mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là một người bạn đồng hành, một nguồn cảm hứng bất tận về sự hy sinh thầm lặng và tình yêu thương vô điều kiện. Mỗi khi nghĩ về mẹ, trái tim tôi lại trào dâng một niềm biết ơn sâu sắc và một tình cảm kính yêu không gì sánh bằng.

Mẹ tôi là một người phụ nữ bình dị, với đôi bàn tay chai sạn vì bao vất vả, với gương mặt hằn lên những dấu vết của thời gian và những lo toan cuộc sống. Mẹ không có những lời nói hoa mỹ, những hành động phô trương, nhưng tình yêu thương mẹ dành cho chúng tôi lại bao la như biển cả, âm thầm như dòng chảy của con sông quê hương. Từ những bữa cơm nóng hổi mẹ thức khuya dậy sớm chuẩn bị, đến những bộ quần áo được giặt giũ phẳng phiu, thơm tho, tất cả đều thấm đẫm sự quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ của mẹ.

Tôi nhớ những ngày còn bé, mỗi khi tôi ốm đau, mẹ luôn là người thức trắng đêm bên cạnh, lo lắng từng cơn ho, từng giấc ngủ. Bàn tay mẹ dịu dàng xoa trán, giọng mẹ ấm áp ru tôi vào giấc ngủ say. Khi tôi gặp khó khăn trong học tập hay vấp ngã trong cuộc sống, mẹ luôn là người động viên, khích lệ, trao cho tôi niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi thử thách. Mẹ không bao giờ than vãn về những khó khăn, vất vả mà luôn âm thầm gánh chịu, dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con cái.

Đức hy sinh thầm lặng của mẹ là điều khiến tôi cảm phục và trân trọng hơn bao giờ hết. Mẹ đã dành cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời mình cho gia đình, cho con cái. Mẹ gác lại những ước mơ, những hoài bão riêng để vun vén cho hạnh phúc gia đình. Mẹ tần tảo sớm hôm, làm lụng vất vả để chúng tôi có được cuộc sống đầy đủ, được ăn học đến nơi đến chốn. Có lẽ, mẹ chưa bao giờ kể hết những khó khăn, những nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua, nhưng tôi hiểu rằng, mỗi nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ, mỗi sợi tóc bạc trên mái đầu mẹ đều là minh chứng cho sự hy sinh cao cả ấy.

Tình yêu thương của mẹ không chỉ thể hiện qua những hành động chăm sóc vật chất mà còn qua sự giáo dục, định hướng cho chúng tôi trên con đường trưởng thành. Mẹ dạy chúng tôi về đạo lý làm người, về lòng trung thực, sự biết ơn và tinh thần trách nhiệm. Mẹ là người thầy đầu tiên, người bạn tâm tình đáng tin cậy, luôn lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên chân thành.

Giờ đây, khi đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, tôi càng thấm thía hơn những hy sinh thầm lặng mà mẹ đã dành cho tôi. Tôi biết rằng, không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết được tình yêu thương bao la và sự hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ là ánh sáng soi đường, là nguồn động lực vô tận, là bến bờ bình yên để tôi luôn tìm về sau những giông bão của cuộc đời.

Trong trái tim tôi, mẹ luôn là người phụ nữ vĩ đại nhất, là người mà tôi yêu thương và kính trọng nhất. Tôi nguyện sẽ luôn trân trọng những gì mẹ đã dành cho tôi, sẽ cố gắng sống thật tốt để không phụ lòng mẹ. Hình ảnh người mẹ thân yêu với đức hy sinh thầm lặng sẽ mãi là một tượng đài vững chắc trong tâm hồn tôi, là nguồn sức mạnh và là ngọn lửa sưởi ấm trái tim tôi suốt cuộc đời.

HELP.... CỨU MÌNH VỚI MAI MÌNH NỘP RÙI !!! VIẾT NỨT VÀ CON KIẾNKhi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bỏ qua...
Đọc tiếp

HELP.... CỨU MÌNH VỚI MAI MÌNH NỘP RÙI !!!
VIẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bỏ qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn !
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu văn sau: “Bỏ được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát”. Nêu tác dụng?
Câu 3: Tìm số từ trong câu văn sau: “ “Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng."
Câu 4: Con kiến đã gặp phải khó khăn gì trên đường đi? Nó đã tìm cách giải quyết khó khăn đó bằng cách nào?
Câu 5: Hình ảnh “vết nứt” trong câu chuyện ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

3
2 tháng 5

cố lên


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?


Phương thức biểu đạt chính là miêu tả kết hợp với nghị luận. Tác giả miêu tả hành động của con kiến và dùng hình ảnh đó để suy ngẫm, đưa ra một bài học về cuộc sống.


Câu 2: Chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu văn sau: “Bỏ được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát”. Nêu tác dụng?


Từ ngữ liên kết: "Nó" (từ thay thế chỉ con kiến).


Tác dụng: Từ "Nó" giúp liên kết hai câu lại với nhau, làm cho câu văn trở nên mạch lạc, không bị cắt đoạn và giữ sự liên tục trong câu chuyện.


Câu 3: Tìm số từ trong câu văn sau: “Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng."


Câu này có 12 từ.


Câu 4: Con kiến đã gặp phải khó khăn gì trên đường đi? Nó đã tìm cách giải quyết khó khăn đó bằng cách nào?


Con kiến gặp phải vết nứt khá lớn trên nền xi măng, làm nó không thể đi qua được ngay lập tức.


Nó giải quyết khó khăn bằng cách đặt chiếc lá ngang qua vết nứt và vượt qua vết nứt bằng cách đi qua chiếc lá.


Câu 5: Hình ảnh “vết nứt” trong câu chuyện ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?


Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách, trở ngại trong cuộc sống. Vết nứt là một vấn đề hoặc thử thách mà con người phải đối mặt, và con kiến tìm cách vượt qua nó, giống như con người cần có phương pháp để vượt qua khó khăn.

2 tháng 5

heo quan điểm của tôi, thứ quý giá nhất trong cuộc sống này là gì? Vàng, bạc hay kim cương? Những yếu tố này có thể dễ dàng được mua bán nếu có đủ tiền. Tuy nhiên, thứ quý giá nhất mà ai cũng biết đó chính là thời gian. Ông cha ta đã từng nói: "Thời gian là vàng." Vàng là một kim loại quý giá mà con người sử dụng để tích trữ và làm tài sản cho bản thân, số lượng vàng càng nhiều thể hiện tiềm năng kinh tế vững chắc của một người. Câu nói này nhấn mạnh sự quan trọng và quý giá của thời gian trong cuộc sống, khuyến khích con người tránh lãng phí và không làm mất đi thời gian quý báu.

Thời gian giúp con người trưởng thành, phát triển, lao động và thực hiện các hoạt động cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị kinh tế thông qua lao động của con người. Có thời gian, chúng ta có thể hoàn thành nhiều công việc trong cuộc sống và tạo nên một cuộc sống phong phú và đa dạng. Đối với nhiều người, thời gian là sự sống, là tài sản, là tri thức,... Lãng phí thời gian không chỉ ảnh hưởng đến công việc cá nhân mà còn ảnh hưởng đến người khác, thậm chí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng và xã hội nhỏ.

Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng thời gian một cách hợp lý, chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc hữu ích cho bản thân và xã hội, và không có lý do phải hối tiếc sau này. Tuy vẫn còn rất nhiều người trong xã hội ngày nay chưa hiểu giá trị của thời gian cho bản thân và người khác, họ lãng phí thời gian vào những việc vô ích và bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu. Cũng có những người nhận thức được tầm quan trọng của thời gian nhưng chưa biết cách tận dụng nó một cách hiệu quả,... Những người này cần thay đổi lối sống và quan niệm sống nếu muốn sử dụng thời gian tốt hơn, để tạo ra nhiều giá trị đẹp cho cuộc sống.

Thời gian có vẻ như vô tận, nhưng với mỗi người, nó lại có hạn. Hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc để không hối tiếc điều gì.

2 tháng 5

nhân hoá

nhớ tick