Hệ thống học trực tuyến. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội

Nguyễn Phương Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Phương Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a) Mái tóc của mẹ em (CN) rất đẹp (VN).

b) Tiếng sóng (CN) vỗ loong boong bên mạn thuyền (VN).

c) Sóng (CN)vỗ loong boong bên mạn thuyền (VN).

d) Con gà (CN) to, ngon (VN).

e) Con gà (CN) to, ngon (VN)

mở bài:

C1:Mỗi lần thu về, khi những chiếc lá vàng bắt đầu buông mình theo gió và ánh nắng hanh hao rơi trên mái đình xưa, tôi lại nhớ đến một buổi sáng mùa thu đặc biệt – buổi sáng năm 1945, khi tôi lần đầu tiên được gặp Bác Hồ kính yêu ngay giữa đất Tổ linh thiêng.

C2: Chúng tôi, những chiến sĩ của Đại đoàn quân tiên phong, đang nghỉ ngơi dưới bóng cây râm mát gần đền Hùng. Tiếng gió nhẹ xào xạc, tiếng chim hót trong vòm cây, và đâu đó vang lên tiếng bước chân của những người lính mang theo khát vọng bảo vệ Tổ quốc. Đôi chân mỏi mệt, nhưng ai cũng tràn đầy niềm tin, bởi chúng tôi biết rằng nơi đất Tổ này, mỗi viên gạch, mỗi nhành cây đều chứa đựng linh hồn của cả dân tộc.

kết bài:

C1: Câu nói của Bác vẫn vang vọng trong tôi mãi mãi, như một ngọn đuốc soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên mỗi chặng đường chiến đấu. Bác không chỉ là người lãnh đạo vĩ đại, mà còn là người cha, người thầy – dạy chúng tôi cách sống, cách yêu nước, và cách để giữ gìn những gì thiêng liêng nhất của dân tộc.

C2: Từ hôm đó, dù đi qua bao cánh rừng mịt mù hay đồi núi bom đạn, tôi vẫn luôn mang theo trong tim mình lời Bác dặn. Bởi giữ nước không chỉ bằng súng, bằng máu, mà còn bằng niềm tin, lòng biết ơn và tình yêu Tổ quốc sâu nặng.


Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ, có hai mẹ con nghèo sống bên rìa rừng. Mẹ thì hiền như bà tiên, còn con thì... đặc biệt như một quả dừa biết nói. Đúng vậy, cậu bé sinh ra không tay không chân, chỉ có cái đầu tròn vo – nên mẹ đặt tên là Sọ Dừa, khỏi cần suy nghĩ nhiều.

Hàng xóm nhìn thấy liền bàn tán râm ran:
– Con gì thế kia?
– Chắc là dừa lăn nhầm bụng người ta đấy!
Nhưng mặc kệ miệng đời, mẹ Sọ Dừa vẫn yêu thương con như báu vật.

Một ngày đẹp trời, Sọ Dừa xin mẹ đến nhà phú ông xin việc. Bà mẹ tròn mắt:
– Con không có tay chân, chăn bò kiểu gì?
– Mẹ yên tâm, con có bí kíp riêng!

Không hiểu bí kíp gì, nhưng cuối cùng, Sọ Dừa chăn bò cực đỉnh. Bò đi chơi sáng đến chiều mà về không thiếu con nào, lại còn béo múp. Phú ông vui, nhưng cũng hơi nghi ngờ: “Thằng này chắc có gì mờ ám...”

Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau mang cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị thì chê bai, đổ cơm cho heo ăn. Riêng cô út thì nhẹ nhàng, mang cơm ngon canh ngọt, còn thêm miếng cá kho mẹ nấu. Thế là Sọ Dừa "đổ" luôn!

Một hôm, cậu bảo mẹ sang nhà phú ông hỏi cưới. Phú ông nghe xong suýt sặc nước chè:
– Gì cơ? Cái... dừa đó cưới con gái ta?

Ông đồng ý nhưng nghĩ chắc con gái út không chịu. Ai dè, cô út đồng ý cái rụp! Ngày cưới, phú ông tính đứng phát biểu thì... “Ầm!” – một chàng trai tuấn tú như trong phim bước ra từ cái sọ dừa, ai nấy há hốc mồm. Phú ông lắp bắp:
– Ơ... thế là ta gả con cho soái ca à?

Sọ Dừa sau đó đi thi và đỗ trạng nguyên (chắc nhờ học online từ nhỏ). Vợ chồng sống hạnh phúc, còn hai cô chị thì... tiếc đứt ruột vì ngày xưa toàn cho heo ăn cơm của trạng nguyên tương lai.
Câu chuyện Sọ Dừa không chỉ vui nhộn mà còn cho em bài học: đừng đánh giá ai qua vẻ bề ngoài, và đặc biệt là, nếu mang cơm cho ai – nhớ đừng đổ cho heo ăn, biết đâu lại nên duyên với trạng nguyên thì sao!

Vào một buổi trưa hè nóng nực, khi mọi người nông dân đã về nhà hết. Tôi đứng ở góc cánh đồng thong dong đón những luồng gió mát thì một chú trâu lững thững đi đến bên tôi. Cậu ta nằm dài dưới đất tưởng chừng như đang ngủ. Tôi dám chắc đây là con trâu mà nhà bà Quyến mới mua gần đây, bỗng cậu ta nói:
- Chào bạn! Mình là người mới đến đây.
- Vâng, chào bạn nhé! Rồi trâu nói tiếp:
- Tôi nghe nói, nhà tre các bạn chính là loài cây gắn bó nhất với con người phải không?- Nghe vậy tôi vui lắm, tôi hãnh diện trả lời:
- Đúng vậy! Bạn biết không? Mọi người vẫn luôn coi tôi như là người bạn thân thiết nhất của con người. Tôi chính là biểu tượng tượng chưng cho một con người Việt Nam. Trâu lại hỏi:
- Ồ! Tuyệt thật, nhưng tại sao họ lại nói bạn là người bạn thân thiết nhất của con người và là biểu tượng cho con người Việt Nam?
- Ngoài ở cánh đồng này ra bạn có thấy tre chúng tôi có ở những nơi khác không?
- Ôi trời! Tất nhiên là có rồi! Tôi còn từng nghe bạn bồ câu nói, khắp nơi trên đất nước Việt Nam này đều có bạn. 
- Vậy bạn có từng nghe những người khác nói về tôi?
- Có chứ. Họ nói về bạn rất nhiều đấy. Họ nói, bạn là vũ khí chống giặc ngoại xâm mà Thánh Gióng đã sử dụng. 
- Đấy là lý do đấy. Người dân Việt Nam bảo tôi là người bạn thân thiết của họ vì ở đâu trên đất nước này đêu có chúng tôi. Nhà tre chúng tôi đã gắn bó với họ từ rất lâu rất lâu trước đây rồi. Chúng tôi là bóng mát che chăn cho người dân, là thứ vũ khí mộc mạc và đơn giản nhất. Là nguyên liệu để tạo ra những công cụ giúp đỡ con người. Và tôi cũng là biểu tượng tượng chưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam như là dũng cảm, kiên cường, trung thủy, không ngại khó ngại khổ,…
- Bạn thực sự rất tuyệt đấy tre ạ! Tôi vui vẻ trả lời:
- Cám ơn bạn nhưng thật ra mình thấy bạn cũng là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam mà.
Nghe vậy trâu cười rồi nói: 
- Ồ đúng nhỉ? Mình cũng là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Mà…đố bạn biết vì sao mình lại là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam đấy?
- Bạn á. Theo mình biết, bạn là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam cũng từ nhiều thế kỉ trước rồi. Bạn giúp họ cày ruộng, kéo thóc, kéo gạo về nhà. 
- Ôi, không người bạn lại biết về mình nhiều đến vậy. Nhưng bạn có điều còn thiếu, mình cũng là người bạn thân thiết của những bạn trẻ chăn trâu, mình ở bên cạnh bầu bạn với họ mỗi khi họ cảm thấy cô đơn, lưng của mình chính là chiếc chăn ấm áp nhất đối với họ. 
- Thật không ngờ đấy! Trâu cười rồi nói với tôi:
- Mình nghĩ, mỗi chúng ta đều có một sự gắn bó thân thiết với con người Việt Nam. Chúng ta kết bạn nhé, để trở thành đôi bạn thân thiết của người dân Việt Nam.
- Được thôi bạn trâu!
Vậy là cuộc nói chuyện của chúng tôi đã kết thúc. Đến tận khi ánh trăng đã sáng vằng vặc trên bầu trời tôi vẫn không thể quên được nó. Tôi nghĩ, tôi sẽ cố gắng hết mình để tiếp tục trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam.

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vậy mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán che chở cho mấy đứa nhỏ. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.

"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có một tí thôi mà lũ trẻ đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị tụi nhỏ giằng, kéo, giật và đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!

Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.


Rồi ngón tay tôi, những chiếc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ trẻ khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng bao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".

Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò ác độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu các cậu không dừng lại tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!

Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.

Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số bạn nông nổi đến mức chơi nghịch, chơi ác mà thôi!

Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành dập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu học trò hư kia nhé!



Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…


       Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.


       Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.


       Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.


       Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.


       Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.


       Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.


       Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.


       Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.


       Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.


       Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-dong-vai-cay-tre-de-tu-ke-chuyen-ve-minh-c33a9394.html

Tôi vốn là một người bạn rất thân thiết của các bạn học sinh, tôi giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn, để nắm được nội dung bài học trên lớp thì các bạn ấy không thể không thiếu tôi đâu nhé. Nhưng theo thời gian, tôi đã bị cũ, bị nhàu, thậm chí bị rách. Cũng có lẽ vì vậy mà các bạn học sinh không cần đến tôi nữa, tôi bị bỏ quên nơi tận cùng của giá sách. Nói đến đây chắc các bạn cũng đã đoán ra tôi là ai rồi? Đúng vậy, tôi là một quyển sách.

Trước đây, tôi là một cuốn sách Tiếng Việt mới và rất đẹp đẽ. Tôi được bày bán trong một hiệu sách rộng lớn. Như bao ngày khác, tôi đang lim dim nằm trên giá sách thì có một bạn nhỏ giương đôi mắt tròn xoe lên nhìn tôi, dáng vẻ thích thú lắm,  sau đó thì thấy một người đàn bà rất xinh đẹp đến bên cô bé, nhấc tôi ra khỏi kệ và mang ra quầy thu ngân thanh toán. Tôi vui và tự hào lắm, vì trong bao nhiêu bạn bè cùng nằm trên giá sách ấy thì chỉ có một mình tôi được lựa chọn. Tôi vô cùng háo hức và phấn khởi, cuối cùng tôi  cũng trở nên có ích với bạn nhỏ, mang những kiến thức trong tôi giúp các bạn học sinh học hành được tốt hơn.

Khi mới về nhà, tôi rất được nâng niu, cưng chiều, bạn nhỏ lúc nào cũng giữ tôi được phẳng phiu và để cẩn thận trên giá sách, khi học bài thì bạn cũng cẩn thận mở từng trang như sợ tôi đau. Tôi vui lắm vì cuối cùng tôi cũng thể hiện được giá trị của bản thân, và còn được quý trong, nâng niu như vậy nữa. Cứ như vậy,  tôi trở thành một người bạn đồng hành của bạn học sinh nhỏ ấy, hàng ngày tôi cùng đến trường, cùng nghe cô giáo giảng bài và lặng lẽ nằm nhìn các bạn học sinh vui chơi, nô đùa mỗi khi có giờ giải lao. Tuy nhiên, theo thời gian thì tôi dần cũ đi, các mép sách cũng không còn được phẳng phiu như ban đầu mà quăn lại. Từng trang giấy trắng tinh ngày nào giờ cũng lấm tấm những vết bẩn, những vết mực xanh, tím mà bạn nhỏ vô tình làm rơi trên tôi.

Tôi còn nhớ buổi sáng hôm ấy, như bao buổi học khác, tôi ngoan ngoãn nằm trên bàn nghe cô giảng bài thì có tiếng thì thào của một bạn nhỏ ngồi bên cạnh, có lẽ là hỏi chủ nhân của tôi về việc mượn tôi qua bàn bên đó. Nhưng có vẻ cô chủ nhân bé nhỏ của tôi không đồng ý, hai  bên bắt đầu xảy ra tranh giành tôi. Bỗng nhiên “xoẹt” một tiếng lớn. Những trang giấy trong tôi bị rách ra làm hai mảnh, thu hút sự chú ý của cả lớp. Cô bé của tôi đã ôm lấy tôi và khóc rất lớn. Tôi đau nhưng cũng cảm động lắm, vì cô bé yêu thương tôi thế có mà, nhưng tôi cũng buồn, vì kể từ nay tôi không còn giúp ích được cho cô bé nữa, cũng không thể hàng ngày cùng đến trường.

Vì sự cố ngày hôm ấy mà tôi bị hư hỏng nghiêm trọng, dù cô bé đã nhờ mẹ dán lại cho tôi những trang giấy nhưng không thể lành lặn như ban đầu nữa. Mẹ cô  bé đã mua một quyển sách mới thay thế cho tôi, vì tôi không thể dùng được nữa. Mặc dù vậy nhưng cô bé cũng không chịu vứt tôi đi mà bày tôi trên một góc khuất của giá sách, cuộc sống của tôi từ đó buồn tẻ và lặng lẽ hơn.