

Nguyễn Hải Ninh
Giới thiệu về bản thân



































a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Bàn luận về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn:
* Mở bài:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Thể hiện quan điểm của người viết.
* Thân bài:
+ Giải thích các từ khóa: “tha thứ”, “ý nghĩa của sự tha thứ”.
+ Trình bày biểu hiện của sự tha thứ trong cuộc sống.
+ Phân tích, bàn luận về vấn đề: Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống.
++) Tha thứ giúp con người buông bỏ sự tức giận và oán trách, từ đó tạo ra không gian cho cảm xúc tích cực, yêu thương, biết ơn,
++) Sự tha thứ giúp cho người mắc sai lầm có thể cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương, không còn những áy náy trong suy nghĩ. Từ đó, họ có thể sửa sai, sống tích cực, trở thành những người có ích.
++) Sự tha thứ tạo nên một cộng đồng yêu thương, gắn kết, hạnh phúc.
++) …
* Kết bài:
+ Khẳng định về tầm quan trọng của vấn đề.
+ Đưa ra những bài học về nhận thức, hành động.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 1 (0,5 điểm) Mục đích của văn bản: Cung cấp thông tin về thực trạng dân số Việt Nam đang già nhanh.
Câu 2 (0,5 điểm)
Một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản:
– Có sa pô, in đậm, in nghiêng.
– Có tiêu đề, in đậm.
– Có phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh, số liệu.
– Sử dụng nhiều thuật ngữ.
– …
Câu 3 (1,0 điểm)
a. Xác định 01 phép liên kết trong đoạn:
– Phép nối: “Và”.
– Phép lặp: “Việt Nam”, “dân số”.
b. Xác định phép liên kết chủ yếu được dùng để liên kết hai đoạn văn: Phép nối: “Con số này”.
Câu 4 (1,0 điểm)
– Cách triển khai thông tin: Theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Hiệu quả của cách triển khai thông tin:
+ Các thông tin trong văn bản được đưa ra cụ thể, rõ ràng, có trình tự hợp lí.
+ Giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân Thành phố Hồ Chí Minh có mức sinh thấp nhất nước và có xu hướng giảm thêm.
Câu 5 (1,0 điểm)
– Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh, số liệu.
– Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ:
+ Hỗ trợ cho việc biểu đạt thông tin, thông tin được xác thực, đáng tin cậy.
+ Giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách trực quan, sinh động, đầy đủ, chính xác.
+ Giúp văn bản hấp dẫn, thu hút hơn.
Câu 6 (2,0 điểm)
– Học sinh nêu được một vài tác hại khi dân số nước ta già nhanh chóng.
– Gợi ý:
+ Gây thiếu hụt lực lượng lao động, suy giảm năng suất lao động và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
+ Hệ thống an sinh xã hội, nhất là các ngành dịch vụ y tế, lương hưu, phúc lợi xã hội sẽ phải chịu những áp lực về bảo đảm nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
+ Xu hướng già hóa dân số tác động đến tiềm lực quốc phòng – an ninh của đất nước.
+ …
(Học sinh cần nêu được tối thiểu 02 tác hại phù hợp, thuyết phục)
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Bàn luận về vấn đề: Vì sao cần phải gìn giữ truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta?
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn:
* Mở bài:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc gìn giữ truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
+ Bày tỏ ý kiến của bản thân, khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
* Thân bài:
+ Giải thích: Truyền thống “Lá lành đùm lá rách” là gì?
+ Nêu biểu hiện của truyền thống “Lá lành đùm lá rách”.
+ Phân tích ý nghĩa của truyền thống này nhằm trả lời câu hỏi: Vì sao cần phải gìn giữ truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta?
++) Xã hội trở nên gắn kết, văn minh hơn khi con người đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Từ đó, đất nước cũng phát triển hơn.
++) Những người có hoàn cảnh khó khăn, bế tắc hiểu được mình được yêu thương, quan tâm. Từ đó, sống tích cực, cố gắng hơn.
++) Chính những người có tấm lòng bao dung, yêu thương khi cho đi họ cũng sẽ nhận lại những giá trị tốt đẹp.
++) …
(Học sinh cần nêu được tối thiểu 02 lí lẽ và bằng chứng để thể hiện quan điểm)
* Kết bài:
+ Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề.
+ Đưa ra những bài học nhận thức, phương hướng hành động.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và những phương thức bổ trợ: Tự sự, miêu tả.
Câu 2 (0,5 điểm) Chủ đề của văn bản: Tình yêu, niềm tự hào dành cho phở – một món ăn quen thuộc, bình dị.
Câu 3 (1,0 điểm)
Học sinh xác định 01 phép liên kết trong mỗi đoạn văn:
a.
– Phép lặp: “thịt chín”, “thịt tái”.
– Phép nối: “Thêm nữa”.
b.
– Phép thế: “việc ấy” thế cho “thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát”.
Câu 4 (1,0 điểm) Nhận xét về cái tôi của tác giả được thể hiện trong đoạn văn: Tự hào, sâu lắng, tinh tế, giàu cảm xúc.
Câu 5 (1,0 điểm) Tìm và phân tích một số câu văn bộc lộ cảm xúc của tác giả trong đoạn (4):
– Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi?
– Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta.
– Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy.
--> Cảm xúc yêu mến, nhớ thương da diết dành cho phở, cho tiếng rao phở thân thuộc ngày xưa nay chỉ còn trong kí ức, khao khát được nghe lại những âm thanh rất quen từ những gánh hàng rong. Qua đây, có thể thấy tác giả là người trân trọng những giá trị truyền thống văn hóa cũ đã góp phần làm nên một vẻ đẹp của quê hương, một phần trong đời sống tinh thần của con người.
(Chấp nhận những diễn đạt khác phù hợp)
Câu 6 (2,0 điểm)
– Hình thức:
+ Mô hình đoạn văn phù hợp, đảm bảo không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
+ Dung lượng: Ngắn gọn, từ 5 đến 7 câu.
– Nội dung: Bày tỏ cảm xúc về một kí ức không thể phai mờ.
Sample:
1. My name is …
2. I ride my bicycle every day, usually in the morning or afternoon, for exercise and to get around town easily.
3. I like action and comedy films the most because they are exciting and make me laugh.
4. I joined the Lunar New Year festival because it's a traditional celebration with lots of food, performances, and fireworks.
5. I use electricity and sometimes gas for cooking at home because they are convenient and reliable sources of energy
There are some students in the picture. There are many bookshelves around, so I guess they are studying in the library. The boy is carrying a laptop, while the girl is carrying many books. Two friends are discussing with each other. They might be reviewing and preparing for the upcoming exam.
Renewable energy sources are important because they are clean, which means they don't harm the environment. They are also sustainable because they won't run out. Additionally, they help reduce pollution and greenhouse gas emissions. Using renewable energy can also create new job opportunities. Overall, renewable energy helps us protect the planet for future generations.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Bàn luận về vấn đề “Vì sao học sinh cần có ý thức tự học?”.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn:
* Mở bài:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Thể hiện quan điểm của người viết.
* Thân bài:
+ Giải thích các từ khóa quan trọng: “Tự học” là gì? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
+ Biểu hiện của tự học: Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng. Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
+ Phân tích, bàn luận về vấn đề:
++) Tự học giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để hoàn thiện bản thân.
++) Tự học rèn luyện cho con người có lòng quyết tâm, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
++) Tự học giúp chúng ta nhanh chóng có được những kiến thức, kĩ năng tích lũy, từ đó giúp chúng ta tự tin hơn, mau chóng thành công hơn.
++) …
+ Lật lại vấn đề: Phê phán những người có thói quen lười biếng, trì hoãn trong học tập, xem việc học là bắt buộc, là gánh nặng. Họ đã bỏ lỡ đi cơ hội để phát triển bản thân và không nhận ra được tiềm năng thực sự của mình.
* Kết bài:
+ Khẳng định về tầm quan trọng của vấn đề.
+ Đưa ra những bài học về nhận thức, hành động.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.